Ngành làm đẹp đang nỗ lực tìm cách để tái chế chai lọ đựng sản phẩm của mình để tránh gây những tác hại tiếp tục đến môi trường.


Thực trạng của ngành làm đẹp

Sản phẩm sữa rửa mặt mới của thương hiệu Follain đã được quảng cáo rầm rộ về ưu điểm của mình: sản phẩm không GMO (*genetically modified orgasm: không biến đổi gen), không chứa chất độc hại, không chứa gluten và tránh sử dụng hơn 30 thành phần “độc hại”. Chai nhựa chứa đựng “hợp chất tinh túy” đó là một câu chuyện khác hẳn.

Tara Foley, nhà sáng lập thương hiệu Follain thể hiện tâm nguyện rằng cô muốn hình thức bên ngoài của dòng sản phẩm chăm sóc da mới của mình cũng phải tốt và sạch như bên trong. Nhưng thực tế thì công ty cô đã phải vật lộn để tìm ra bao bì thân thiện với môi trường mà vẫn đảm bảo lợi nhuận của mình.

Chai thủy tinh có thể refill (tái sử dụng) là một lựa chọn trong bốn cửa hàng của cô ấy, nhưng trọng lượng của chai thủy tinh khiến chúng tốn kém hơn trong quá trình vận chuyển và làm gia tăng lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất. Trong khi đó, các nhà sản xuất bao bì nhựa sinh học thì đòi hỏi đơn đặt hàng lớn hơn mức công ty có đảm bảo.

Tuy phải sử dụng bao bì nhựa, Follain đã cố gắng cam kết tận dụng tối đa tài nguyên, khi mỗi sản phẩm đều có hướng dẫn tái chế và khách hàng có thể nhận được điểm khách hàng thân thiết khi trả lại chai rỗng cho cửa hàng. Tuy nhiên, thực tế lại khiến Tara thất vọng. Cô nói: “Ngành công nghiệp làm đẹp là một thảm họa, với chất thải mà chúng ta tạo ra.”

Ngành làm đẹp đau đầu vì gây ô nhiễm môi trường chẳng kém thời trang

Theo dữ liệu của Euromonitor, một nhà cung cấp nghiên cứu thị trường ở Mỹ, ngành chăm sóc cá nhân và làm đẹp ở Mỹ đã sản xuất ra gần 8 triệu đơn vị chất thải nhựa cứng vào năm 2019. L’Oréal đã sản xuất hơn 137.000 tấn bao bì nhựa trong năm 2019, theo dữ liệu mà công ty cung cấp cho Quỹ Ellen MacArthur. Hãng Unilever thì sản xuất đến tận 700.000 tấn.

Các thương hiệu làm đẹp nhận thức rõ về nan đề chai lọ nhựa do mình sản xuất, nhưng họ vẫn cố gắng làm ngơ, cho đến gần đây, khi người tiêu dùng quan tâm đến việc bao bì sản phẩm mình sử dụng sẽ được xử lý thế nào sau khi được sử dụng, và đó là khi các thương hiệu làm đẹp cảm thấy “chột dạ”.

Có thể nhận thấy, tính bền vững giờ đây không chỉ được ứng dụng trong ngành thời trang, mà còn đang dần được quan tâm bởi ngành làm đẹp. Và theo như kinh nghiệm của Tara Foley đã cho thấy, ngành này còn phải nỗ lực rất nhiều mới tìm ra được đáp giải cho nan đề này.

Hầu hết các sản phẩm làm đẹp đều được đóng gói trong bao bì nhựa vì nó rẻ và nhẹ, lý tưởng cho những đồ dùng một lần mà sau khi sử dụng hết sẽ được vứt bỏ. Bao bì thực sự thân thiện với môi trường sẽ đến từ các nguồn tài nguyên tái tạo, không phải nhựa từ gốc dầu, và có thể dễ dàng tái chế. Thêm vào đó, những chai nhựa này cũng có thể được đổ đầy lại sản phẩm mới.

Ngành làm đẹp đau đầu vì gây ô nhiễm môi trường chẳng kém thời trang

Một số thương hiệu mỹ phẩm xa xỉ đã khắc phục được những vấn đề khi bảo quản sản phẩm bằng chai thủy tinh, còn một số thương hiệu mỹ phẩm phổ thông đã tạo ra bao bì có chất lượng tốt để giảm thiểu chất thải hoặc thúc đẩy người dùng tái chế chúng. Nhưng mọi nỗ lực của các thương hiệu có thật sự hiệu quả hay không, lại phụ thuộc hoàn toàn vào người tiêu dùng.

Nhiều người trong số họ quen với hành vi tiêu dùng xài xong vứt, hoặc không sẵn sàng rửa sạch hộp đựng mỹ phẩm đã dùng hết sản phẩm bên trong (cho dù hộp bảo quản có chất lượng tốt và có thể tài chế). Nhiều người dùng còn không phân loại rác thải hay tìm đến các điểm thu lại bao bì được định sẵn bởi thương hiệu.

Credo – một nhà bán lẻ làm đẹp ủng hộ sự bền vững, gần đây đã đưa ra hướng dẫn đóng gói cho các thương hiệu mà họ phân phối. Nhà bán lẻ có ý định cấm thương mại các sản phẩm khăn lau sử dụng một lần và yêu cầu các thương hiệu ngừng đưa thìa nhựa nhỏ vào các hũ kem mặt của họ. Ngoài ra, đến năm 2023, bao bì nhựa của các thương hiệu phải chứa ít nhất 50% vật liệu tái chế. Những biện pháp đề xuất này là khả thi.

Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của Credo là xây dựng một hệ thống “xoay vòng” không tạo ra chất thải, kéo dài hạn sử dụng của chai lọ đựng mỹ phẩm và loại bỏ một số loại nhựa phổ biến. Mia Davis, giám đốc trách nhiệm xã hội và môi trường của Credo cho biết: “Sẽ mất rất nhiều công việc cần phải tác động đến chuỗi cung ứng. Chúng ta cần phải rất nỗ lực để thoát khỏi hiện trạng tiêu thụ quá mức và ô nhiễm nhựa.”

Tái chế thực chất khó khăn hơn tưởng tượng

Chỉ vì một vật liệu có thể tái chế không có nghĩa là nó sẽ được tái chế. Bao bì thường được làm từ nhiều vật liệu; chỉ cần một thứ không thể tái chế, toàn bộ vật phẩm sẽ được gửi đến bãi rác. Các loại nắp nhỏ, nắp đậy và các mảnh nhỏ khác bằng nhựa tối màu tránh được quy trình phát hiện của máy phân loại.

Ngành làm đẹp đau đầu vì gây ô nhiễm môi trường chẳng kém thời trang

Gina Herrera, giám đốc cấp cao về quan hệ đối tác thương hiệu tại Terracycle – một công ty trung gian giữa các thương hiệu mỹ phẩm và doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm khó tái chế, chia sẻ cùng tờ Business of Fashion: “Chúng tốn quá nhiều chi phí để xử lý và tái chế, và giá trị bán ra của sản phẩm lẫn giá trị nguyên liệu thô thì lại ít hơn đáng kể so với những gì cần thiết để xử lý hay tái chế.

Một phần ba khách hàng của Terracycle là các thương hiệu làm đẹp, bao gồm Amika, Bliss và Burt’s Bees, cùng với các nhà bán lẻ như Nordstrom, Credo và Follain. Mỗi doanh nghiệp có cách tiếp cận riêng. Một số cho phép khách hàng gửi lại các chai lọ đựng sản phẩm rỗng, trong khi Nordstrom đã đặt các thùng tái chế xung quanh các cửa hàng của mình. Các chương trình được triển khai này thường sẽ tốn một khoản tiền đầu tư lên tới 6-7 con số.

Các tùy chọn đóng gói thay thế

Thủy tinh và nhôm đều là lựa chọn phổ biến khi nói đến việc đóng gói sản phẩm, nhưng đây không phải là sự lựa chọn tối ưu. Đôi khi nhôm cần một lớp phủ để không phản ứng hóa học với các công thức sản phẩm. Tùy chọn nhựa sau khi tiêu dùng (Post-consumer Resin) giúp kéo dài tuổi thọ cho các sản phẩm nhựa, nhưng thường không thể tái chế lại. Nhựa sinh học, thường được làm từ các phế phẩm như mía hoặc tảo, loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, nhưng thường yêu cầu các thiết bị chuyên dụng để tái chế.

Tất cả các tùy chọn kể trên đều đắt hơn nhựa thông dụng. Các sản phẩm PCR (làm từ nhưa sinh học) có thể đắt hơn tới 15%. Các thương hiệu nhỏ hơn có thể dễ dàng chi trả những chi phí này hơn nếu họ tập hợp lại với nhau để đặt hàng, đây chính là điều mà Mila Davis đang cố gắng thuyết phục một số thương hiệu đang hợp tác cùng Credo. Nhưng có một nguyên do khiến cho các thương hiệu này từ chối lời đề nghị này, ngay cả khi tác động tích cực của nó tới môi trường, bởi vì họ sẽ cho rằng thật khó để sản phẩm của họ trở nên nổi bật trên kệ khi đặt trong chai lọ giống với các thương hiệu khác.

Cải cách theo trình tự từ bậc cao xuống thấp

Tara Foley cho rằng sẽ không có gì thay đổi cho đến khi các công ty lớn nhất trong ngành chấp nhận các lựa chọn đóng gói thay thế. L’Oréal và Procter & Gamble đều đã bắt đầu các chương trình phát triển bền vững và công ty này đang thử nghiệm một loại chai đựng dầu gội đầu mới, trong đó khí thải carbon được chuyển đổi thành polyethylene thông qua một loạt quy trình sinh học và hóa học.

Trong khi đó, công ty Estée Lauder đã tuyên bố sẽ sử dụng 75 – 100% bao bì có thể tái chế, tái sử dụng, hoặc có thể phục hồi vào năm 2025. Một số nhãn hiệu nước hoa của hãng, bao gồm Kilian và Le Labo, thì nghiêng về phương án là sử dụng chai lọ có thể đổ đầy lại sản phẩm.

Rob Peterson, phó chủ tịch cấp cao tại Estée Lauder cho biết rằng một thách thức lớn của hãng là chế tạo bao bì truyền tải được đẳng cấp sang trọng của mình. Estée Lauder vừa chuyển sản phẩm Advanced Night Repair sản phẩm trang điểm đã qua sử dụng của họ trở lại cửa hàng, nơi chúng sẽ được tái chế và sản xuất thành các sản phẩm mới, có kích thước nhỏ gọn hơn.

Thương hiệu Origins của Estée Lauder.
Thương hiệu Origins của Estée Lauder.

Vào tháng 10, Estée Lauder cũng đã hợp tác với công ty Sabic & Albéa để bắt đầu sử dụng một loại ống đựng cho thương hiệu Origins của mình. Loại ống này được sản xuất bằng quy trình gọi là “tái chế tiên tiến” có thể khiến cho ống đựng được tái sử dụng nhiều lần. Origins dự tính sẽ mở rộng công nghệ này sang nhiều mặt hàng hơn.

Thương hiệu BYBI thì sử dụng chai thủy tinh dạng ống bơm đầy màu sắc và nhựa sinh học để tạo ra chai lọ đựng sản phẩm của mình. BYBI sẽ có mặt tại hơn 1.800 cửa hàng Target vào tháng Một năm sau tại Anh. Để góp công vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực của chai lọ đựng mỹ phẩm, BYBI sẽ thu gom và tiệt trùng chai lọ của mình từ khách hàng và đưa chúng trở lại lưu thông trong dây chuyền.

Nếu những ông lớn trong ngành làm đẹp đã bắt tay vào công cuộc cải cách, thì các thương hiệu nhỏ, start-up cũng sẽ sớm xem đó là quy chuẩn và tuân theo. Tất cả những gì mà họ cần phải làm lúc này là liên tục truyền phát về những thông điệp bảo vệ môi trường mà họ đang cam kết và tác động tới nhận thức của người tiêu dùng hiệu quả hơn.

Ngành làm đẹp đau đầu vì gây ô nhiễm môi trường chẳng kém thời trang

Thay đổi tư duy của người tiêu dùng

Các thương hiệu cũng cần người tiêu dùng góp sức để tạo nên sự thay đổi. Follain và Credo cung cấp cac điểm tập trung dành cho khách hàng thân thiết để khuyến khích họ tham gia vào các chương trình tái chế – Terracycle của họ. Thương hiệu MAC thì lại tặng son miễn phí cho khách hàng khi mang bao bì cũ tới để tái chế.

Sandra Krasovec, giáo sư của chương trình thiết kế bao bì tại Học viện Công nghệ Thời trang cho rằng nhận thức và hành vi của người tiêu dùng là điều cần phải được tác động vào trước tiên. Cô ủng hộ các nhà thiết kế sản phẩm làm đẹp sáng tạo hơn với các sản phẩm của mình, bằng cách sử dụng ít nước và bao bì hơn, thay thế chúng bằng dạng viên nén có thể hòa tan hoặc các sản phẩm dạng thanh. Dòng Peach mới của Grove Collaborative, cung cấp dầu gội và dầu xả ở dạng xà phòng, là một ví dụ.

Mấu chốt ở đây là sử dụng vật liệu một cách thông minh nhất và sau đó thu gom rác thải và tái sử dụng chúng một lần nữa. Đó sẽ là hướng phát triển mang tuyến tính bền vững mà ngành làm đẹp đang cần phải nỗ lực hơn nữa để phát triển được.

Ngành làm đẹp đau đầu vì gây ô nhiễm môi trường chẳng kém thời trang

Bài viết được chuyển ngữ từ chuyên đề này trên Business of Fashion.

Ảnh đại diện Fellini Rose

Published by